Sức Khỏe Giới Trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Nổi Mề Đay

Go down

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Nổi Mề Đay Empty Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Nổi Mề Đay

Bài gửi by Admin Fri Aug 03, 2018 11:10 pm

Theo thống kê của ngành Y tế, mề đay chiếm khoảng 19 – 24% dân số nước ta. Đây là bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó chẩn đoán và để điều trị hiệu quả cần nhất là “đúng bệnh, đúng thuốc”. Vậy giữa dân gian, tây y và đông y nên lựa chọn phương pháp nào?

Trước khi đi tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất, cần phải hiểu chính xác về bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thế nào là bệnh mề đay.

Bệnh mề đay là gì?
Theo Tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu (Bộ Y tế, ban hành năm 2015), mày đay hay còn gọi là mề đay có tên tiếng Anh là Urticaria. Đây là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp, hoặc mạn tính ở trung bì.

Triệu chứng của bệnh mề đay
Nhiều người lầm tưởng mề đay chỉ là phản ứng ngoài da, tuy nhiên nó lại có nhiều triệu chứng khác đi kèm khác. Thường gặp nhất là những dấu hiệu sau:

sau:



Sẩn phù

Ngứa

Phù mạch (ở mi mắt, môi, sinh dục ngoài…)

Khó thở nặng

Đau bụng quặn

Tụt huyết áp

Rối loạn tim mạch

Sốc phản vệ.

Tiến triển của bệnh mề đay
Mề đay cấp tính: Sau vài phút hoặc vài giờ các sẩn phù lặn mất, không để lại dấu viết gì trên da. Các phản ứng tức thì cũng có thể xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc có thể kéo dài đến 6 tuần.

Mề đay mãn tính: Là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay
Căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mề đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gặp gồm:

Dị ứng thức ăn: Ngoài những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng tằm, những thực phẩm lành tính nhất cũng có thể gây nổi mề đay nếu cơ địa người bệnh dị ứng với chất đó.

Dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc tây

Do côn trùng đốt

Tác nhân đường hô hấp (khói bụi, phấn hoa)

Nhiễm trùng

Tiếp xúc với chất hữu cơ hoặc hóa học

Hoạt động quá sức, căng thẳng cũng khiến cơ thể giải phóng histamin gây nổi mề đay.

Chèn ép, rung động

Dị ứng thời tiết (thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại)

Di truyền…

Tuy nhiên, có đến 50% các trường hợp bị mề đay không tìm ra nguyên nhân được gọi là mề đay tự phát (vô căn) vì thế để tìm ra chính xác căn nguyên gây bệnh là điều không dễ dàng, ngay cả khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Trị mề đay – Nên chọn phương pháp dân gian, tây y hay đông y?
Điều trị bệnh mề đay phụ thuộc vào loại mề đay, mức độ nghiêm trọng và thời gian bị bệnh. Bên cạnh đó, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần thực hiện song song giữa việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tự chăm sóc.

Chữa mề đay bằng dân gian, dùng thuốc tây y hay uống thuốc đông y đang là 3 cách điều trị bệnh phổ biến đang được áp dụng. Vậy ưu nhược điểm của mỗi phương pháp như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu dựa trên những phân tích của các chuyên gia đầu ngành dưới đây:

1. Một số mẹo trị mề đay dân gian
Hầu hết khi bị các bệnh ngoài da, người bệnh sẽ nghĩ ngay đến việc dùng các mẹo dân gian để điều trị và bệnh mề đay cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo nhưng chủ yếu là dùng các loại lá, trong đó có cách trị mề đay bằng lá khế là phổ biến nhất. Đây là phương pháp được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội. Cách làm chủ yếu là sao vàng lá khế, đặt trong vải mỏng rồi chườm nóng lên da hoặc đun sôi lá lấy nước uống.

# Ưu điểm: Dễ kiếm, đơn giản và rẻ tiền. Có thể có hiệu quả nếu hợp cơ địa bệnh nhân.

# Nhược điểm:

– Các phương pháp này vì đây chỉ là những cách trị truyền miệng, chưa có chứng minh khoa học cụ thể về hiệu quả.

– Chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ để làm dịu triệu chứng ngứa ngoài da chứ không điều trị được tận gốc của bệnh.

– Nếu áp dụng sai cách hoặc chọn sai thảo dược, bệnh của bạn có thể nặng hơn như gây bỏng, nhiễm trùng da.

2. Điều trị mề đay bằng phương pháp tây y
Theo tây y, cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin. Do đó, thuốc dùng để trị bệnh mề đay với mục đích làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, tổn thương bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.



Dùng thuốc tây trị mề đay có thể giảm triệu chứng ngay nhưng không trị dứt điểm được bệnh.

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu có những loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh mày đay gồm có:

Thuốc histamin H1, H2

Corticoid (dạng uống hoặc tiêm)

Epinephrin (adrenalin)

Lưu ý: Việc dùng thuốc phải dựa trên tình trạng bệnh, và bệnh nhân cụ thể, bệnh nhân không tự ý dùng.

# Ưu điểm: Điều trị nhanh, giảm triệu chứng tức thì, vì thế rất phù hợp với bệnh nhân cấp tính, nguy kịch.

# Nhược điểm:

– Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ như thuốc kháng histamin có thể gây khô miệng, táo bón, buồn ngủ, dùng liều cao có thể bị co giật, li bì.

– Thuốc Corticoid chống chỉ định với bệnh mề đay mãn tính vô căn trong khi đó có đến 50% bệnh nhân mắc mề đay mãn tính.

– Ngoài ra, theo tài liệu của Bộ Y tế, trong nhiều trường hợp thuốc chính là nguyên nhân gây mề đay ngay cả các loại thuốc chống dị ứng. Một số nhóm thuốc tân dược có thể gây mày đay thường gặp nhất gồm:

Nhóm bêta-lactam

Nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol.

Nhóm thuốc chống viêm không steroid

Các vitamin

Các loại vắcxin

Huyết thanh

Thuốc chống sốt rét

Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc chống dị ứng glucocorticoid, prednisolon, dexamethason

Các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…

Nhìn chung, tất cả các loại thuốc, các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay. Triệu chứng mề đay do thuốc có thể đơn thuần hay kèm sốt, đay khớp, nổi hạch, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sốc phản vệ uy hiếp đến tính mạng. Vì thế, bệnh nhân phải cực kì thận trọng khi dùng thuốc.

3. Điều trị mề đay bằng phương pháp đông y
Theo TS.BSCKII.Dương Trọng Nghĩa(Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), mề đay là bệnh thuộc “phong” được chia thành nhiều thể khác nhau như thể phong hàn hay phong nhiệt, bất túc.

Nguyên nhân do nội nhân và ngoại nhân, trong đó, nội nhân do can, phế yếu, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư mà sinh ngứa, sẩn. Ngoại nhân là những yếu tố bên ngoài như môi trường, vi khuẩn, thức ăn… nhân lúc cơ thể suy yếu âm dưỡng khí huyết mất cân bằng mà sinh bệnh.

Nguyên tắc điều trị của đông y là “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”, có nghĩa là việc điều trị nhằm mục đích giúp máu lưu thông, giải độc cơ thể.



Thuốc đông y với những dược liệu thiên nhiên rất lành tính với bệnh nhân bị nổi mề đay.

Hiện nay, những bài thuốc đông y được các bệnh viện, trung tâm y học cổ truyền, nhà thuốc nghiên cứu, ứng dụng và được ghi nhận có hiệu quả với nhiều bệnh trong đó có mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là mề đay mạn tính. Nói đến thuốc đông y chữa bệnh mề đay, bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh đã được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay
Bệnh mề đay rất khó điều trị triệt để, nhưng người bệnh có thể phòng tránh và hạn chế bệnh tái phát bằng cách thay đổi chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Cụ thể một số biện pháp phòng tránh nổi mề đay có thể kể đến như:

Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là mặc ấm khi trời lạnh để tránh gió lùa vào cơ thể, hạn chế tình trạng bệnh mề đay do thời tiết.
Tránh sử dụng, ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: thịt gà, sữa, hải sản,… Bởi khi ăn những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng mề đay tái phát và diễn biến phức tạp.
Nên cẩn thận trong việc lựa chọn và dùng mỹ phẩm trên da. Đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng cần lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình. Tốt nhất là nên bôi mỹ phẩm lên cổ tay để xem phản ứng của da trước khi sử dụng.
Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động: Nếu thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, có nhiều hóa chất, ô miễn, khí độc người bệnh cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, khẩu trang,… để hạn chế tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Có nhiều trường hợp nổi mề đay là do cơ thể bị vi khuẩn tấn công, để hạn chế sự tác động của các loại vi khuẩn, kí sinh trung gây bệnh như bọ chét, chấy rận gây nổi mề đay, ngứa ngáy trên cơ thể cần luôn giữ cơ thể sạch sẽ.
Khi sử dụng thuốc điều trị cần dùng theo đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc có bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp xử lý và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Cách tốt nhất để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh mề đay đến cuộc sống, sinh hoạt là người bệnh cần chủ động phòng tránh và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị cho hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên để mề đay phát triển thành bệnh lý mãn tính sẽ rất khó điều trị.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 02/08/2018

https://suckhoegioitre.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết