Sức Khỏe Giới Trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Go down

Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em Empty Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Bài gửi by Admin Thu Aug 16, 2018 10:54 pm

Mùa hè nắng nóng là thời điểm dịch sốt xuất huyết bắt đầu phát triển rất nhanh, trẻ em với hệ miễn dịch non nớt rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, các mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em để có cách phòng ngừa và nhận biết sớm các triệu chứng sốt xuất huyết, từ đó có cách xử lý nhanh chóng khi trẻ bị bệnh. Mời các mẹ cùng Khoe.online theo dõi những thông tin bổ ích sau đây.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Denge gây ra, có khả năng lây lan thành dịch do loại muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành qua vết đốt. Các khu vực ẩm thấp, tối tăm trong nhà là nơi hoạt động của loại muỗi truyền sốt xuất huyết.


Các triệu chứng báo hiệu trẻ bị sốt xuất huyết
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ và kéo dài từ 2-7 ngày, nhưng không kèm theo sổ mũi hay ho. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, khoảng vài giờ, sau đó lại tiếp tục sốt cao.

– Trẻ có các dấu hiệu xuất huyết như các chấm đỏ trên mặt da, chảy máu cam.

– Buồn nôn, ói mửa, đi ngoài ra máu

– Một số trường hợp sẽ bị đau bụng dữ dội ở dưới sườn bên phải

Đối với trẻ trên 6 tuổi

Có triệu chứng tương tự nhưng sốt nhẹ hơn, kèm theo triệu chứng đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân.


Đối với những trường hợp bị nặng sẽ có xuất hiện những dấu chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, tut huyết áp,… nếu như không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết
– Khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường như trên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh việc hoặc cơ sở y tế để thăm khám ngay, tránh những biến chứng nặng nề về sau.

– Cho trẻ uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi khi sốt cao. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, phụ huynh nên cho trẻ uống khoảng 1/2lít-1.5lít một ngày, còn trẻ trên 5 tuổi nên cho uống từ 2lít – 2.5lít mỗi ngày

– Tránh cho trẻ uống các loại nước có màu nâu, đỏ sậm như xá xị, nước trái cây vì sẽ gây khó khăn để các mẹ phân biệt giữa chảy máu ở bao tử hoặc do nước trái cây khi trẻ nôn mửa.

– Cho trẻ ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Không được cho trẻ ăn những loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ

– Không cho trẻ ở những môi trường tối tăm, ẩm thấp, nhiều ao tù nước đọng.

– Cho trẻ ngủ màn kể cả ban ngày hay ban đêm

– Diệt muỗi và lăng quăng thường xuyên

– Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… vì đây là những nơi tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi

– Dọn dẹp, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

– Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân giường, tủ,…

– Úp những chai lo, lốp xe,… nếu như không dùng đến, diệt nguồn sống của lăng quăng.

– Thả cá vào những dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng và bọ gậy.

Sự khác nhau giữa sốt xuất huyết, sốt siêu vi và sốt phát ban
Về nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết
Do vi rút Denge gây ra, bệnh lây lan là do muỗi vằn hút máu của những người mắc bệnh sốt xuất huyết sau đó truyền cho những người lành bệnh.

Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là do nhiễm các siêu vi trùng, sốt này thường không nguy hiểm và có thể tự bớt trong 7 ngày.

Sốt phát ban
Sốt phát ban là do nhiễm vi rút, trong đó vi rút đường hô hấp chiếm đa số. Có nhiều loại vi rút như: vi rút rubella, vi rút sởi,… 1 người có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời.

Về triệu chứng của bệnh

Sốt xuất huyết
Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi. Nhưng thật ra những loại sốt khác nhau đều có những triệu chứng khác nhau.

Sốt xuất huyết thường sốt từ 39-40 độ, kéo dài trong 7 ngày., rất khó hạ sốt.

Người bệnh đau 2 bên thái dương và sau gáy. Kết hợp với ho khan, rát họng,…

Có hiện tượng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu,…

Sốt siêu vi
Sốt theo từng cơn, sốt từ 38-39 độ, nếu như nặng có thể sốt đến 41 độ. Người bị sốt siêu vi thường có hiện tượng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp.

Sốt phát ban
Sốt phát ban cũng có những dấu hiệu giống như sốt xuất huyết, tuy nhiên để phân biệt được sốt phát ban và sốt xuất huyết chỉ cần dùng tay căng da, nếu như chỗ nào có ban đỏ thì đó là sốt phát ban, còn nếu như khi căng ra mà xuất hiện những dấu chấm li ti thì đó là sốt xuất huyết.

Như vậy chúng ta đã có những kiến thức bổ ích về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ em lại rất thường gặp. Bố mẹ hãy chăm sóc các bé cẩn thận.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 02/08/2018

https://suckhoegioitre.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết